"Đơn giản như nút bấm ở bưu điện thành phố cách ngã tư Tràng Tiền - Tràng Thi phía dưới không xa. Gần như phương tiện giao thông nào cũng chú ý đến chiếc đèn đỏ ở ngã tư ấy và gần như không để ý rằng ngay ở bưu điện thành phố, cách ngã tư Tràng Thi - Tràng Tiền chưa được mấy trăm mét cũng lại đèn đỏ.
Dù có rất nhiều tác dụng và được xem là công cụ hữu ích giúp người đi bộ sang đường an toàn nhưng ở Hà Nội, các nút tự bấm hầu như đều bị lãng quên, không mấy người biết cách sử dụng hoặc dù có sử dụng, cũng không hiệu quả.
Những nút bấm hữu ích dành cho người đi bộ
Từ lâu, chuyện sang đường ở Hà Nội vẫn được xem là một cú vượt đầy mạo hiểm. Giữa những tuyến đường dù rộng hay hẹp, lúc nào xe cộ cũng ầm ầm chạy, vạch kẻ và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ lại khá thưa thớt.
Để khắc phục hạn chế này, thành phố đã lắp đặt đèn tự bấm dành cho người đi bộ tại một số đoạn ngã ba, ngã tư như vạch sang đường trước cửa siêu thị Pico (đường Xuân Thủy, Cầu Giấy), ngã tư Kim Mã - Giang Văn Minh, ngã ba Hàng Trống - Lê Thái Tổ, đoạn trước cửa bưu điện TP nằm trên bờ Hồ.
Clip những chiếc nút bấm ưu tiên dành cho người đi bộ sang đường bị lãng quên ở Hà Nội.
Cơ chế hoạt động của các nút bấm này rất đơn giản. Chúng được thiết kế nằm ngay trên trụ đèn báo dành cho người đi bộ, cắm ở hai bên đường có vạch kẻ trắng ưu tiên. Khi người đi bộ thực hiện thao tác bấm, chờ một lúc thì đèn ở cột đèn xanh, đèn đỏ sẽ chuyển sang màu đỏ đồng thời, đèn ưu tiên dành cho người đi bộ sẽ chuyển màu xanh.
Hệ thống đèn tự bấm này hoạt động khá thông minh. Không phải lúc nào bấm đèn cũng được ưu tiên luôn mà điều ấy còn phụ thuộc vào hệ thống đèn xanh, đèn đỏ ở các ngã tư phía dưới. Nếu lúc người đi bộ bấm vào nút bấm ưu tiên, ngã tư phía dưới cũng đang hiện đèn đỏ khiến các phương tiện dừng lại thì đèn ưu tiên cho người đi bộ nhanh chóng được chuyển sang màu xanh. Hơn nữa, càng có nhiều lượt bấm yêu cầu sang đường, đèn báo càng sớm chuyển màu. Bên cạnh đó, chúng cũng được lập trình, tính toán sao cho thời gian hiện đèn xanh ưu tiên vừa đủ cho người đi bộ qua đường.
Nút bấm ưu tiên có cũng như không?
Dù tiện ích như thế nhưng ở ngay trung tâm thành phố, các nút bấm này dường như đều bị lãng quên. Tại ngã ba Hàng Trống giao cắt với đường Lê Thái Tổ, nút bấm và đèn tín hiệu ở đây đã bị hỏng. Muốn qua đường, người dân thường đợi lúc xe cộ bớt đông đúc và mạnh chân, rảo bước cho thật nhanh. Không ai để ý đến những chiếc nút bấm ưu tiên vì giờ đây, chúng đã chẳng còn tác dụng gì hữu ích.
Những nút tự bấm dành cho người đi bộ dù được lắp đặt đã lâu nhưng không phải ai cũng biết đến.
Tương tự, hồi tháng 8.2011, đèn báo và nút bấm dành cho người đi bộ đường lắp đặt ở đường Xuân Thủy, đoạn đối diện siêu thị điện máy Pico. Tuy nhiên sau nhiều năm hoạt động, những cột đèn ưu tiên cho người đi bộ vẫn bị... “phớt lờ”.
Ở một vạch kẻ trắng khác dành cho người đi bộ sang đường trước cửa bưu điện thành phố, dù các nút bấm này vẫn hoạt động rất bình thường, chúng vẫn có chung số phận giống các nút bấm khác. Gần như không ai biết ở đó có nút bấm ưu tiên dù họ đã đi qua đó không biết bao lần.
Nút bấm và đèn tín hiệu ở ngã ba Hàng Trống - Lê Thái Tổ đã bị hỏng từ lâu và chẳng còn ai quan tâm đến chúng.
Thậm chí, nhiều người còn không biết trước cửa bưu điện thành phố có một cột đèn xanh, đèn đỏ bởi vì hình như, chẳng bao giờ các phương tiện tham gia giao thông qua đây chịu dừng lại. "Mình còn không biết ở đây có đèn xanh đèn đỏ nữa. Lúc mình đi qua đường, nhìn thấy vạch kẻ trắng nên cứ băng qua và nghĩ là, đi qua vạch kẻ trắng thì các phương tiện cũng sẽ ưu tiên, giảm tốc độ hơn", chị Linh, một người tham gia giao thông tại khu vực bờ Hồ, tâm sự.
"Mình mải nói chuyện với bạn. Với lại thường khi qua đường, lúc thấy có một nhóm người khác cùng sang thì mình cứ đi theo họ một cách như là vô thức chứ không hề để ý đến nút bấm hay đèn báo hiệu gì cả", chị Thu, nhân viên văn phòng làm việc tại Hà Nội, chia sẻ.
Nút bấm ở trước cửa và đối diện bưu điện thành phố, tuy được một số người biết đến nhưng gần như cũng chẳng có tác dụng gì vì dù đèn báo hiệu có hiện lên cũng chẳng phương tiện nào dừng lại.
Nút bấm ở trước cửa và đối diện bưu điện thành phố, tuy được một số người biết đến nhưng gần như cũng chẳng có tác dụng gì vì dù đèn báo hiệu có hiện lên cũng chẳng phương tiện nào dừng lại.
Chị Linh nói, bản thân chị từng đi du lịch ở một số nước châu Âu và các nút bấm này được sử dụng rất nhiều. "Ở bên Úc mình thấy các nút bấm rất dễ nhận biết, có biển hướng dẫn cách sử dụng và khi mình bấm thì bao giờ cũng hiện đèn ưu tiên cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông nghiêm túc dừng lại".
Vốn đã quen với việc sử dụng nút bấm khi sang đường nên nhiều du khách Mỹ đến Hà Nội cũng chú ý sử dụng công cụ này. "Tuy nhiên, chúng tôi đợi mãi vẫn không thấy tín hiệu nào ưu tiên cho người đi bộ cả và nhất là những chiếc xe ô tô vẫn chạy vù vù qua, không chiếc nào dừng lại cả. Vì thế, chúng tôi lại phải tự mình nhìn trước nhìn sau để sang đường giống như những người khác", ông John, du khách người Mỹ nói.
Cột đèn và nút bấm ưu tiên bị một thân cây to đùng che khuất.
Kết quả là dù đèn báo có hiện màu gì, các phương tiện tham gia giao thông vẫn vô tư đi lại hoặc dừng đỗ không tuân theo bất cứ một quy tắc nào.
Và, người đi bộ hay chủ các phương tiện tham gia giao thông vẫn cứ "mạnh ai nấy đi".
Theo nhiều người dân, lý do khiến các nút bấm ưa tiên dành cho người đi bộ sang đường tại Hà Nội bị lãng quên là bởi thứ nhất, chúng được thiết kế quá thấp, không có biển chỉ dẫn, khó nhận biết. Thứ hai là các nút bấm cùng vạch sang đường này được đặt ở những vị trí bất hợp lý nên các phương tiện tham gia giao thông gần như hiếm khi dừng lại lúc thấy có đèn báo.
Thậm chí, chiếc đèn đỏ, đèn báo ưu tiên và nút bấm dành cho người đi bộ còn bị cây che lấp. Đến người đi bộ còn chẳng kịp nhìn ra thì nói gì đến những chiếc xe máy, ô tô phóng vù vù trên đường", anh Ngọc, một người tham gia giao thông khác cho biết.
Thị Trường Xe Hơi
Giới Thiệu Xe Mới
Review Xe Hơi
Góc Tin Tức
Người Đẹp & Xe
Xe Hơi Và Sao